Lịch vạn niên còn gọi là Hoàng Lịch Thông thư, Hiệp kỷ lịch, Hiệp kỷ biện phương thư, Vạn bảo toàn thư, Tuyển trạch nhật, Ngọc hạp v.v...
Lịch vạn niên là loại lịch dùng cho nhiều năm soạn theo chu kỳ năm tháng ngày giờ hàng can hàng chi, cứ 60 năm quay lại một vòng, lịch Vạn niên dựa theo thuyết âm dương ngũ hành sinh khắc chế hoá lẫn nhau, kết hợp với thập can, thập nhị chi, cửu cung, bát quái và nhiều cơ sở lý luận khác nhau thuộc khoa học cổ đại Phương Đông  như Thập nhị trực (Kiến trừ thập nhị khách), Nhị thập bát tú, 12 cung hoàng đạo, hắc đạo v.v... để tính ngày giờ tốt xấu.
12 Trực:
12 trực, mỗi ngày 1 trực theo trình tự sau đây:
VẤN ĐỀ CHỌN HƯỚNG
Hướng tốt hay xấu chủ yếu dựa vào cửu cung bát quái. Vấn đề chọn hướng chỉ kết hợp trong các việc xuất hành xây dựng nhà cửa và an táng thuộc thuật phong thuỷ (địa lý). Còn trong việc chọn ngày, chọn giờ chỉ vận dụng như là một yếu tố phụ, tuỳ cơ ứng biến, nếu không đợi được ngày tốt thì chọn giờ tốt, cùng lắm không chọn giờ tốt thì tìm hướng tốt mà đi. Trong thuật chọn ngày cũng có 1 số loại sao chỉ phương vị, thí dụ "Nhật du Thần phương", "Hạc Thần phương","Thiên nhất Thần phương" v.v... nghĩa là nên tránh những ngày, những phương trùng với nơi thần đang đến, nơi thần đang ở, hay thần đang đi qua...
HƯỚNG XUẤT HÀNH
Ngọc hạp Thông thư triều Nguyễn không thấy đề cập đến hướng xuất hành. Hơn nữa, nó chỉ là yếu tố phụ để vận dụng trong phép quyền biến, lúc cần thiết lắm mới tính đến hướng xuất hành.
Thời trước, khi xuất hành người ta chọn hướng thần chỉ phương vị: có 3 loại phổ biến thông dụng: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu). Ba loại thần sát chỉ phương hướng đó thay đổi hướng theo ngày can chi cả năm. Khảo sát tài liệu có thống kê, chúng tôi rút ra quy luật vận hành như sau:
Hoàng đạo trong thiên văn học cổ đại (còn có tên là Thiên Hoàng Đạo) tức là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa qua sát được.
Qua quỹ đạo đó thấy đường đi của mặt trời trong một năm có những khoảng cách khác nhau, lấy quỹ đạo đó mà phân định mùa và khí tiết. Thuyết Nhị thập bát tú cũng có nguồn xuất phát từ Hoàng Đạo.
|
|