Hàng xóm của mình là ai?
Những gì chung quanh nhà đều có ảnh hưởng rất lớn trên cuộc sống của mình. Bởi vậy: Nhà không nên ở cạnh nghĩa trang, nhà quàn, bệnh viện, sở cảnh sát, nhà tù, chùa, nhà thờ v.v... vì những nơi này âm khí rất mạnh.
Cách hóa giải: Nếu nhà ở cạnh những nơi vừa nêu trên, chẳng hạn cạnh nghĩa trang, thì sơn vách tường đối diện với nghĩa trang bằng những màu sáng và “ấm”, như màu hồng, màu cam v.v... Hoặc gắn nhiều đèn ở mặt tường này để giảm bớt âm khí từ nghĩa trang tràn vào nhà. Có kiếng trong phòng ngủ, như có mặt người thứ ba Không nên gắn kiếng trong phòng ngủ. Và tối kỵ nhất là nếu kiếng đối diện ngay với giường ngủ. Khoa Phong Thủy cho rằng, kiếng gắn trong phòng ngủ là tạo nên hình ảnh của người thứ ba. Do đó, vợ chồng từ khắc khẩu, đến chuyện chia lìa nhau, vấn đề chỉ là thời gian. Phòng ngủ cũng không nên chưng bày những gì có nước, như bồn cá, cây nước phun (fountain), hòn non bộ, hay thác nước nhân tạo (water fall). Phòng ngủ không nên chưng cây kiểng. Đặt giường ngủ như thế nào là đúng cách? Đầu giường ngủ nên hướng vào một bức tường (được sự che chở). Đầu giường ngủ không nên hướng ra cửa sổ (thiếu sự che chở). Giường ngủ tối kỵ nhất là đặt đối diện ngay với cửa phòng. Vị trí tốt nhất của giường ngủ là đặt thế nào để người nằm trên giường có thể nhìn ra cửa phòng ngủ, và nhìn được một góc độ bao quát hết cả căn phòng. Nếu giường ngủ ở tầng dưới, tối kỵ nhất là ngay bên trên là một cái toilet. Toilet ở góc Đông-Nam: tiền như nước chảy qua cầu Đối với khoa Phong Thủy, một trong những điều tối kỵ nhất là toilet ở ngay góc Đông-Nam của căn nhà hay của một căn phòng. Tệ hại hơn, nếu phòng này là phòng ngủ chính (master bedroom), hay là phòng làm việc của gia chủ. Mỗi lần giựt nước là mỗi lần sinh khí bị cuốn đi. Đó cũng có nghĩa là tiền bạc bị cuốn trôi theo dòng nước. Cách hóa giải: Vẫn giữ gìn toilet này cho thật sáng sủa, sạch sẽ. Treo vài bức tranh tươi sáng. Chưng hoa thật hoặc hoa giả màu đỏ, màu tím. Cửa luôn luôn đóng kín, và tuyệt đối không dùng toilet này nữa. Nước ở trước nhà, nhưng phải ở bên trái Nguyên tắc của Phong Thủy là: “Nước lúc nào cũng ở phía trước nhà”, cho nên, trước nhà nếu làm hồ cá, ao thả hoa sen, hoa súng, đặt một cây nước phun (fountain) hay thác nước nhân tạo (water fall) v.v... đều tốt về Phong Thủy. Nhưng cần lưu ý một điều: những thứ vừa kể trên, bao giờ cũng đặt phía bên trái của cửa chính (đứng từ trong nhà nhìn ra). Nếu đặt phía bên tay phải, gia chủ sẽ từ việc xao lãng ăn cơm nhà, đến chuyện có tình nhân hay vợ bé chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Nếu nhà xây mặt về hướng Nam, thì không nên thiết trí những thứ nêu trên. Góc Đông-Nam của một khu phố là “túi tiền” trời dành cho Một văn phòng hay một cơ sở thương mãi nằm ngay góc Đông-Nam của một khu phố (shopping center) là đóng ngay cung Tài Lộc của khu phố đó. Những văn phòng dịch vụ hay những cơ sở mua bán nào ở tại vị trí này, thường hưởng được nhiều may mắn và thuận lợi hơn những cơ sở thương mãi khác cùng trong khu phố đó. Đặt được một cơ sở thương mãi ngay cung Tài Lộc của một khu phố, và nếu hướng của cơ sở này hợp với chủ nhân và không có gì phạm vào Phong Thủy, thì đúng là lộc của trời đã đến tay. ĐỜI NGƯỜI MƯỜI HAI BẾN NƯỚC, THÂN CƯ BẾN NÀO? Khi nói đến Dịch Lý, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh thì hầu hết người Á Đông chúng ta ai cũng công nhận đó là những khoa học huyền bí rất có giá trị của người Trung Hoa từ hơn bốn ngàn năm về trước. Nói là có giá trị vì những khoa học này tuy gọi là huyền bí nhưng lại rất sát thực với cuộc sống hiện tại và giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong những sinh hoạt hằng ngày. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy giúp cho chúng ta khi đang sống trên đời biết chọn lựa, điều chỉnh, sửa đổi cho tốt đẹp hơn căn nhà chúng ta đang ở, cơ sở thương mãi chúng ta đang điều hành, và khi chúng ta buông tay từ giã cõi đời thì cũng biết chọn lựa một nơi để yên giấc ngàn thu. Quan niệm này rất quan trọng đối với người xưa, vì đây không phải cho chính bản thân chúng ta nữa mà cho con cháu chúng ta sau này. Chẳng hạn, vua Gia Long khi còn tại vị, ngài đã đíùch thân chọn địa điểm để xây lăng cho mình, bởi vậy, những triều vua về sau, tuy không có mấy ai tài giỏi như vua Gia Long, lại thêm lịch sử đã có nhiều biến chuyển, nhưng nhà Nguyễn vẫn kéo dài được hơn 150 năm. Khoa Tướng Mệnh giúp chúng ta biết người, biết ta trong vấn đề dùng người, kết bạn hoặc trong những việc giao dịch hằng ngày rất dễ dàng, chỉ qua một cái bắt tay nhau, đối diện nhau trong vài giây phút hoặc trao đổi với nhau vài câu chuyện mà có thể tránh được cái ân hận “lầm người” như chúng ta thường thấy. Còn thâm sâu hơn, như khoa Tử Vi Đẩu Số cũng giúp cho chúng ta biết mình, biết người một cách tường tận từ những chi tiết nhỏ nhặt cho đến tổng quát cả một đời người... Những khoa học huyền bí nêu trên tuy có đối tượng khác nhau, nhưng mục đích giống nhau, ví dụ, đối tượng của khoa Phong Thủy là nơi chúng ta ở, lúc sống là nhà, là cơ sở làm ăn, lúc chết là mộ phần, còn đối tượng của khoa Tử Vi Đẩu Số là con người, và cuộc đời của chúng ta, từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. Còn điểm tương đồng là những lãnh vực mà các khoa này diễn đạt và chi phối trong cuộc sống hằng ngày của một đời người. Chẳng hạn, khoa Phong Thủy chia căn nhà của chúng ta ra làm 8 cung, mỗi cung là biểu tượng một lãnh vực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, đó là các cung Quan Lộc, cung Học Vấn, cung Gia Đạo, cung Tài Lộc, cung Địa Vị, cung Tình Duyên, cung Tử Tức và cung Quý Nhân, mỗi cung là mỗi hướng của căn nhà. Khoa Tử Vi cũng diễn đạt đời người qua 12 cung, cung Mệnh, cung Phụ Mẫu, cung Phúc Đức, cung Điền Trạch, cung Quan Lộc, cung Nô Bộc, cung Thiên Di, cung Tật Ách, cung Tài Lộc, cung Tử Tức, Cung Phu Thê, và cung Huynh Đệ. Trong ba bộ môn, Tử Vi, Phong Thủy và Tướng Mệnh, thì Tử Vi là khoa nặng về thiên mệnh hơn cả. Khi nghiên cứu về khoa Tử Vi Đẩu Số, chúng ta sẽ thấy rằng, một người sinh ra đời vào giờ nào, tháng nào và năm nào thì cuộc đời của người này đã được an bài từ giây phút đó. Bởi vậy, chúng ta có thể nói, đời người mười hai bến nước, Thân cư bến nào thì cuộc đời của mình sẽ có sắc thái của bến mà thuyền đời mình đã buông neo. Khi nói khoa Tử Vi chia cuộc sống của một người thành 12 lãnh vực là chúng ta chưa diễn đạt rõ trong 12 lãnh vực này thì lãnh vực nào sẽ nỗi bật nhất trong cuộc đời của người ấy? Khoa Tử Vi diễn đạt điều này bằng cung thứ mười ba, đó là cung Thân. Cung Thân không có một vị trí nhất định trong Thiên Bàn của lá số như 12 cung đã nêu trên, mà vị trí của cung Thân tùy thuộc vào giờ sinh của mỗi người và cung Thân chỉ đóng vào 1 trong 6 cung chính yếu là cung Mệnh, cung Phúc Đức, cung Quan Lộc, cung Tài Lộc, cung Thiên Di và cung Phu Thê mà thôi. Điều này phản ảnh một nhân sinh quan hợp lý của xã hội phong kiến: cuộc đời một người lúc sinh ra đã bị chi phối bởi số mệnh của mình (Thân cư Mệnh hay còn gọi là Thân Mệnh đồng cung), khi ra đời thì bị chi phối bởi xã hội (Thân cư Thiên Di), bởi công danh sự nghiệp (Thân cư Quan Lộc hay Thân cư Tài Lộc), bởi vợ chồng (Thân cư Phu Thê) và bởi phúc đức của chính mình tạo ra hoặc thừa hưởng của ông bà cha mẹ (Thân cư Phúc Đức), chứ không bị chi phối bởi con cái (Tử Tức), anh chị em (Huynh Đệ) hoặc bạn bè hay người ăn người làm của mình (Nô Bộc)... Khoa Tử Vi Đẩu Số cũng cho rằng, trong 13 cung của một lá số thì cung Mệnh và cung Thân là hai cung quan trọng nhất. Cung Mệnh nói lên nét tổng quát cả cuộc đời của người đó và nhấn mạnh giai đoạn khởi đầu của cuộc đời gọi là tiền vận, tức là từ lúc sinh ra cho đến đoạn đời trong khoảng 30 đến 36 tuổi và cung Thân là bức tranh của đoạn đời còn lại hay còn gọi là hậu vận. Bởi sự quan trọng của cung Thân như vậy, cho nên một nguyên tắc căn bản của khoa Tử Vi là: “Thân cư cung nào thì cung đó sẽ là lãnh vực sinh hoạt chính yếu trong cuộc đời của người đó”. Như chúng ta đã nói ở trên, Thân chỉ ở vào 1 trong 6 cung chính và Thân an theo giờ sinh, cho nên những người sinh vào giờ Tý hay giờ Ngọ thì Thân đóng ở cung Mệnh, gọi là Thân cư Mệnh, hay Thân Mệnh đồng cung, những người sinh vào giờ Sửu hay giờ Mùi thì Thân cư Phúc Đức, những người sinh vào giờ Dần hay giờ Thân thì Thân cư Quan Lộc, những người sinh vào giờ Mão hay giờ Dậu thì Thân cư Thiên Di, những người sinh vào giờ Thìn hay giờ Tuất thì Thân cư Tài Lộc và những người sinh vào giờ Tỵ hay giờ Hợi thì Thân cư Phu Thê. Từ ý nghĩa căn bản đó của khoa Tử Vi, khi biết một người sinh vào giờ nào, chúng ta có thể phác họa được một nét tổng quát về cuộc đời của người này sẽ như thế nào, và đó chính là một trong những sự kỳ diệu của khoa Tử Vi Đẩu Số, một trong những khoa học huyền bí của người Trung Hoa đã có từ hơn bốn ngàn năm trước. Và kỳ sau, chúng ta sẽ nói về những nét đặc điểm và ý nghĩa về cuộc đời của những người có số Thân cư Mệnh, hay còn gọi là mẫu người Thân Mệnh Đồng Cung, tức là những người sinh vào giờ Tí, giờ theo đồng hồ là từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, hay những người sinh vào giờ Ngọ, từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. MẪU NGƯỜI “THÂN CƯ THIÊN DI” Nằm ở vị trí đối diện với cung Mệnh trên lá số, cho nên cung Thiên Di có một tầm quan trọng không kém gì cung Mệnh. Có thể nói cung Thiên Di là cái bóng của cung Mệnh trong nhiều ý nghĩa. Cung Thiên Di xung chiếu với cung Mệnh, cho nên những gì xấu tốt của cung này sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ vào cung Mệnh hơn là hai cung Quan Lộc và Tài Lộc, tức hai cung có vị trí hợp chiếu với cung Mệnh. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này đối với những người Mệnh Vô Chính Diệu, tức là cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, cho nên phải mượn chính tinh của cung Thiên Di mà nói lên ý nghĩa của cung Mệnh. Đầu tiên, hai chữ Thiên Di không phải chỉ nói lên ý nghĩa của sự dời đổi hay di chuyển, mà cung Thiên Di còn nói lên cái lãnh vực hay địa bàn sinh hoạt của mỗi người ngoài đời, ngoài xã hội. Nói một cách khác, nếu cung Mệnh biểu hiệu con người của mình khi sinh ra đời, thì cung Thiên Di biểu hiệu con người của mình, vị trí của mình ngoài xã hội nói chung, và trong môi trường sinh hoạt hằng ngày của mình nói riêng. Cung Thiên Di còn nói lên nhiều nét đặc biệt khác như nghề nghiệp, sự giao thiệp, khuynh hướng tôn giáo, sống hay làm ăn xa ở nơi quê người, chết tha phương hay chết trên quê hương của mình, ra đời được người thương mến hay không, chẳng hạn những người có số Hoa Cái cư Thiên Di là những người ra ngoài thường được nhiều người thương mến, hay ngoài đời thường có được người giúp đỡ hay không, như những người số có cung Thiên Di giáp Tả Hữu, giáp Nhật Nguyệt hay giáp Quang Quý là số mà người ta thường nói là được quý nhân phò trợ, hay những người thân phải tự lập thân, suốt đời chỉ là kẻ độc hành, cũng vì hai sao Cô Quả đóng ở Thiên Di, hoặc số ra đời là được tiền hô hậu ủng, cũng là vì cung Thiên Di được cách tiền Cái, hậu Mã vậy. Và một lần nữa, chúng ta thấy sự sắp xếp các cung trên một lá số của khoa Tử Vi rất có ý nghĩa: cung Thiên Di tam hợp với hai cung Phúc Đức và Phu Thê, cho nên, sự may mắn hay bất hạnh, sự thành công hay thất bại của mỗi người ở ngoài đời đều một phần nào do phước đức của dòng họ cũng như của chính mình tạo nên, và sự hỗ trợ của người bạn đời, là người chồng hay người vợ,ï từ đằng sau hay bên cạnh mình là những yếu tố không thể chối bỏ. Những đặc tính căn bản của cung Thiên Di vừa nói trên sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhìn thấy nét đặc biệt của mẫu người Thân Cư Thiên Di. Thân cư tại Thiên Di nên cá tính đầu tiên mà chúng ta nhìn thấy ở mẫu người này là tính thích hoạt động, thích cuộc sống phải có sự thay đổi cũng như thích di chuyển. Bởi vậy, người Thân Cư Thiên Di không phải là mẫu người trong gia đình, họ là mẫu người ngoài xã hội, là mẫu người như ông bà chúng ta thường ví là ăn cơm nhà vác ngà voi hay việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. Từ đó, nếu quý bà mà đức lang quân có số Thân Cư Thiên Di thì đừng mong cuối tuần các ông sẽ ở nhà dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ, làm vườn, và cũng đừng có buồn với những bữa ăn cơm lạnh, canh nguội bởi các ông về trễ vì phải họp hội đoàn, thăm bạn bệnh, đến chùa hay nhà thờ giúp thầy, giúp cha v.v... Và ngược lại, nếu phu nhân của quý ông mà có số Thân Cư Thiên Di, thì trước khi cưới hỏi, quý ông cũng nên lo học trước cách luộc trứng, nấu cơm sao cho chín, cũng như học cách pha sữa, thay tả, ru con sao cho con ngủ v.v..., bởi vì người đàn bà có số Thân Cư Thiên Di cũng là mẫu người ngoài xã hội, họ thích cuộc sống bên ngoài hơn là cuộc sống trong gia đình, những sinh hoạt bên ngoài mang đến cho họ nhiều niềm vui và sự thích thú hơn là những việc của một người đàn bà phải làm cho chính bản thân họ, hoặc cho chồng con bên trong gia đình. Bởi vậy, người Thân Cư Thiên Di không chịu được cảnh sống lẻ loi đơn chiếc vì họ là con người của đám đông, của bạn bè, của hội hè đình đám... Người Thân Cư Thiên Di thích giao thiệp rộng nên thường là những người có năng khiếu trong lãnh vực ngoại giao và tổ chức. Trong lãnh vực nghề nghiệp, người Thân Cư Thiên Di thích làm những nghề có tính cách di động, thường được đi đây, đi đó, tiếp xúc với nhiều người... Chẳng hạn như hoa tiêu hàng không hay hàng hải, tiếp viên hàng không, chuyển vận đường bộ, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên báo chí hay truyền thanh, truyền hình, đại diện thương mãi, ngoại giao v.v... đều là những ngành nghề thích hợp với cá tính của mẫu người Thân Cư Thiên Di. Hầu hết những người có số Thân Cư Thiên Di thường ra đời sớm, vào nghề và tự lập sớm hơn những người cùng lứa tuổi, điều này có thể vì hoàn cảnh và cũng có thể vì cá tính như vậy. Người Thân Cư Thiên Di có nhiều cơ hội để đi đây, đi đó, sống xa nhà, xa quê hương, nhất là trường hợp cung Thiên Di đóng tại Dần, Thân, Tị, Hợi là những vị trí của Thiên Mã, một sao chỉ về sự di chuyển và thay đổi, như vậy chắc chắn họ là những người thường có cuộc sống nơi đất khách quê người, làm ăn, sinh sống và chết cũng tại quê người. Và một nét đặc biệt nữa của mẫu người Thân Cư Thiên Di là cung Thiên Di lúc nào cũng đối diện với cung Mệnh, cho nên khi Thân cư vào cung Thiên Di thì Thân và Mệnh đối diện nhau, do đó, người Thân Cư Thiên Di như có “hai con người” trong họ, một con người với những bản chất đã có từ lúc sinh ra, và một con người khác là con người ngoài xã hội, đậm nét nhất là trong môi trường mà họ sinh hoạt hằng ngày. Tóm lại, mẫu người Thân Cư Thiên Di là mẫu người có một cuộc sống sôi động và thích hợp với ngoài xã hội hơn là trong gia đình. Họ sinh ra để làm việc, để hoạt động và có máu giang hồ, cho nên thường thích ra đời sớm, thích sống xa nhà, xa quê hương cho thỏa chí tang bồng. Kỳ sau, chúng ta sẽ nói đến mẫu người Thân Cư Tài Lộc, là những người sinh vào giờ Thìn, tức là từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, hoặc những người sinh vào giờ Tuất, tức là từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối.    
|
Các thảo luận đã được đăng
|
|
Tham gia ý kiến
|
Tiêu đề (bắt buộc nhập)
|
|
Tên của bạn (bắt buộc nhập)
|
|
Website của bạn
|
|
Hãy nhập Số màu tím vào ô bên cạnh:
988
|
để giúp chúng tôi chống lại việc đăng thảo luận bằng
máy |
Ý kiến thảo luận (bắt buộc nhập)
|
|
|
|
|