ÁP BẠCH XÍCH
Thước đo dương trạch/âm trạch dựa trên thước huyết thống theo quan niệm xưa
ÁP BẠCH XÍCH
(Dựa trên thước huyết thống)
Trích Bài giảng của thầy Trần Mạnh Linh – Hà Nội
Định nghĩa: Là phương pháp xác định kích thước kiến trúc kết hợp giữa bát quái cửu cung ngũ hành và gang huyết thống của gia chủ.
Áp bạch xích gồm 2 loại thước:
- Xích bạch (尺白).
- Thốn bạch (寸白).
Đơn vị đo lường thông thường:
- 1 trượng = 3,333m
- 1 xích (thước) = 0,333m
- 1 thốn = 0,0333m
Với đơn vị này thì có 4 loại thước Lỗ Ban như sau:
- Loại 1 (loại 39): 1 thước = 390mm (dùng cho âm phần)
- Loại 2 (loại 42): 1 thước = 429mm (dùng dương trạch)
- Loại 3 (loại 48): 1 thước = 480mm
- Loại 4 (loại 52): 1 thước = 520mm
Loại 39 và 42 hiện đang được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt nam dưới dạng thước chế sẵn do Đài Loan sản xuất.
Loại 52 ở miền Nam hay dùng.
1. XÍCH BẠCH (尺白):
Trong Xích bạch có hai phép là Thiên phụ quái và Địa mẫu quái.
- Thiên phụ quái là phép Đại du niên bát biến Tìm tuổi có hợp không, dùng để đo kích thước chiều cao và chiều sâu (theo phương thẳng đứng thì dùng phép này).
- Địa mẫu quái (Tiểu du niên): dùng đo kích thước chiều ngang, dài rộng (phương nằm ngang) của bàn thờ, mồ mả.
a) Phép đo Xích bạch:
Lấy toạ sơn của nhà làm gốc rồi theo đơn vị huyết thống để tính.
Cách lấy toạ sơn (khẩu quyết của Xích bạch):
Toạ sơn | Thiên phụ quái (Chiều cao, sâu) | Địa mẫu quái (Chiều ngang) |
Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu) Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi) Khôn (Ất) Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn) Tốn (Tân) Cấn (Bính) Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất) Càn (Giáp) | Tham lang (cát) Cự môn (cát) Lộc tồn (hung) Văn khúc (hung) Liêm trinh (hung) Vũ khúc (cát) Phá quân (hung) Phụ bật (O/×) | Vũ khúc (cát) Liêm trinh (hung) Phụ bật (O/×) Phá quân (hung) Cự môn (cát) Tham lang (cát) Văn khúc (hung) Lộc tồn (hung) |
b) Thứ tự của Bát tinh (sao)
Dương trạch: Tham – Cự – Lộc – Văn – Liêm – Vũ – Phá – Phụ.
Âm trạch: Phụ – Vũ – Phá – Liêm – Tham – Cự – Lộc – Văn.
c) Xác định đơn vị theo thước huyết
Thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ)
Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm, cộng lại, lấy tổng này làm một xích.
Ví dụ: Gang tay trái đo được 17cm, gang tay phải đo được 18cm, cộn lại là 35cm lấy làm một thước (xích).
Ví dụ về dương trạch: nhà toạ Tý hướng Ngọ. Có thước là 35cm
Lấy số đo chiều cao:
Thước thứ nhất là Văn khúc (×).
Thước thứ 2 là Liêm trinh (×).
Thước thứ 3 là Vũ khúc (O).
Thước thứ 4 là Phá quân (×).
Thước thứ 5 là Phụ Bật (O/×).
Thước thứ 6 là Tham lang (O).
Thước thứ 7 là Cự môn (O).
Thước thứ 8 là Lộc tồn (×).
Thước thứ 9 là Văn khúc (×).
Như thước thứ năm Phụ bật 35cm x 5 = 175cm vậy trong khoảng từ 175 đến 210 cm là Tham lang
Lấy số đo theo chiều ngang:
Thước thứ nhất là Phá quân (×).
Thước thứ 2 là Phụ Bật (O/×).
Thước thứ 3 là Tham lang (O). (Phúc tinh + Quan tinh)
Thước thứ 4 là Cự môn (O). (Thọ tinh)
Thước thứ 5 là Lộc tồn (×).
Thước thứ 6 là Văn khúc (×).
Thước thứ 7 là Liêm trinh (×).
Thước thứ 8 là Vũ khúc (O). (Tài tinh)
Thước thứ 9 là Phá quân (×).
Ví dụ về Âm phần: Mộ toạ Tý hướng Ngọ (phân kim của quan tài)
Lấy chiều sâu của huyệt:
Thước thứ nhất là Văn khúc (×).
Thước thứ 2 là Phụ Bật (O/×).
Thước thứ 3 là Vũ khúc (O).
Thước thứ 4 là Phá quân (×).
Thước thứ 5 là Liêm trinh (×).
Thước thứ 6 là Tham lang (O).
Thước thứ 7 là Cự môn (O).
Thước thứ 8 là Lộc tồn (×).
Thước thứ 9 là Văn khúc (×).
Âm phần bao giờ cũng phải bóc một lớp đất mùn (khoảng 30 đến 40cm) sau đó mới tính chiều sâu.
Lấy chiều rộng, chiều ngang (Địa mẫu quái):
Thước thứ nhất là Phá quân (×).
Thước thứ 2 là Liêm trinh (×).
Thước thứ 3 là Tham lang (O). (Phúc tinh + Quan tinh)
Thước thứ 4 là Cự môn (O). (Thọ tinh)
Thước thứ 5 là Lộc tồn (×).
Thước thứ 6 là Văn khúc (×).
Thước thứ 7 là Phụ Bật (O/×).
Thước thứ 8 là Vũ khúc (O). (Tài tinh)
Thước thứ 9 là Phá quân (×).
Âm phần chủ yếu tính chiều sâu chứ không quan tâm đến chiều ngang nhiều lắm. Khi tính được Lộc Mã, Quý nhân thì các số đo phải chuẩn, nếu không nó sẽ khắc chế. Càng đi vào phần cao càng đòi hỏi chính xác. Tất cả đi thành một hệ thống với nhau.
2. THỐN BẠCH (寸白):
Toạ sơn | Thiên phụ quái (Chiều cao) | Địa mẫu quái (Chiều ngang) |
Càn (Giáp) Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu) Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất) Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi) Tốn (Tân) Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn) Cấn (Bính) Khôn (Ất) | Tứ lục Ngũ hoàng Bát bạch (O) Thất xích Cửu tử (O) Nhị hắc Lục bạch (O) Tam bích | Nhất bạch (O) Tứ lục Nhị hắc Tam bích Thất xích Ngũ hoàng Bát bạch (O) Lục bạch (O) |
Thốn: đốt giữa của ngón tay giữa (như thốn của đông y)
Ví dụ nhà Tý sơn, Ngọ hướng. Tý thuộc Khảm là Nhị hắc
| Chiều cao (Thiên phụ quái) | Chiều ngang (Địa mẫu quái) |
Thốn thứ nhất Thốn thứ 2 Thốn thứ 3 Thốn thứ 4 Thốn thứ 5 Thốn thứ 6 Thốn thứ 7 Thốn thứ 8 Thốn thứ 9 Thốn thứ 10 | Nhị hắc Tam bích Tứ lục Ngũ hoàng Lục bạch (O) Thất xích Bát bạch (O) Cửu tử (O) Nhất bạch (O) Nhị hắc | Ngũ hoàng Lục bạch (O) Thất xích Bát bạch (O) Cửu tử (O) Nhất bạch (O) Nhị hắc Tam bích Tứ lục Ngũ hoàng |
Ví dụ lấy Lục bạch, người 1 thốn = 2cm thì Lục bạch nằm trong khoảng từ 8cm đến 10 cm là cung tốt (Lấy 2cm nhân với số thứ tự).
Xích 175 đến 210cm là Tham lang (Ví dụ trên) ta sẽ tìm thốn đẹp trong khoản này, như 13cm rơi vào Nhất bạch (Thốn thứ 7) thì 175 + 13 = 188cm.
Nhiều trường hợp Xích xấu thì buộc phải lấy Thốn đẹp. (Có thể hình dung Xích như là mét, thốn như xăng ti mét)