Trang chủ xem ngày tốt  
""Tình yêu chân thật không phân biệt giai cấp tuổi tác, địa vị danh vọng. Nó san bằng tất cả. Nó là vị thần của tình cảm." Jean Paul Sartre"
  Xem thêm...


 Đăng nhập | Đăng ký | Góp ý | Quảng cáo | Bài viết | Bản in

Xem ngày tháng

Phong thuỷ

Giải trí

Trắc nghiệm vui


RSS: rss feed  Số người đang online


Các bài viết đã đăng



Các bài viết mới nhất


ÁP BẠCH XÍCH
Bài tham khảo về thước lỗ ban (4)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (3)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (2)
Bài tham khảo về thước lỗ ban (1)
Ngày kiêng thăm bệnh theo quan niệm xưa
Ngày con nước
Cách đơn giản để xem một ngày tốt
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị(3)
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị (2)
Phong thủy và quy hoạch phát triển đô thị
Phong tục Việt Nam - Chọn ngày giờ
Phong tục Việt Nam - Giỗ tết, tế lễ
Phong tục Việt Nam - Tang Lễ
Phong tục Việt Nam - Đạo hiếu

Các thảo luận mới nhất


trả lời:Khảo luận về 12 chi thuộc ÂM và Dương
iso 27001 nevada
iso 27001 nevada
metal roofing manalapan fl
metal roofing manalapan fl
HBOMax tv sign in code
Hlep.rr.com
candle boxes wholesale
mom
Anny

Ngày con nước

ngày đăng: 07/09/2008 01:33:41 AM
Ngày con nước lưu truyền trong dân gian Việt được coi là một ngày xấu, trăm sự đều kỵ. nhất là sự việc sấy ra lại rơi vào giờ con nước xuống. Bài viết dưới đây của Linh Trang và Công minh sưu tầm và trình bày những hiện tượng liên quan đến “Ngày con nước “ để bạn đọc quan tâm tham khảo.

Ngày con nước liên quan đến thủy triều, tức là liên quan đến sức hút của mặt trăng và mặt trời đối với trái đất mà mà cơ thể con người ta thì 80% là nước nên vào những ngày con nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi lực tươngv tác của mặt trăng từ sức hút của nó. Bài viết dưới đây có nguồn gốc từ trang web www.suckhoe24h.net để mọi người cùng tham khảo :

Nhịn ăn theo tuần trăng – ekadashi

Trong chữ Phạn, Ekadashi có nghĩa là “ngày thứ 11” và chỉ thời gian sau lúc trăng tròn và trăng non khi mặt trăng được mặt trời hỗ trợ và tạo nên một sức hút mạnh đối với trái đất.
Từ thời cổ, các nhà duy linh đã thực hiện việc nhịn ăn vào các ngày Ekadashi này vì sự bảo vệ thể chất, tâm trí và tinh thần. Do đó, Ekadashi được hiểu là nhịn ăn vào ngày thứ 11 sau lúc trăng tròn và trăng non.
Giống như trái đất, cơ thể con người gồm 80 phần trăm chất lỏng và 20 phần trăm chất rắn. Đây là điều kiện sinh học căn bản giúp chúng ta thấu hiểu ý nghĩa khoa học của việc nhịn ăn Ekadashi.
Chúng ta đều biết thuỷ triều lên vào những ngày trăng non và trăng tròn, thuỷ triều xuống vào những ngày thứ bảy của tuần trăng. Trái đất và mặt trăng hút lẫn nhau nhưng có những ngày sức hút này mạnh hơn vì chúng gần nhau. Chính sức hút này đã tạo ra thuỷ triều ở các đại dương và tất nhiên cũng phải có thuỷ triều sinh học lên, xuống do mặt trăng điều khiển. Sức hút của mặt trăng tạo nên tác động vào chất lỏng trong cơ thể con người cũng giống như tác động vào các đại dương của trái đất. Ông Arnold Lieber, một chuyên viên tâm thần ở Miami, Florida, đã khám phá rằng các dòng thuỷ triều sinh học đã tác động đến tâm tính và hành vi của chúng ta. Nhiều bệnh viện tâm thần cho biết vào các ngày trăng tròn và trăng non, hành vi của các bệnh nhân tâm thần càng lúc càng bị kích động và kỳ quái.
Trong một bài viết có nhan đề “Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?”, Edga Ziegler cho biết Sở Cứu Hoả Phoenix, tiểu bang Arizona báo cáo đã nhận được số lần gọi điện thoại tăng thêm từ 25 đến 30 lần vào những đêm trăng tròn.
Có bằng chứng cho thấy những ngày thuỷ triều lên khi mặt trăng đến gần trái đất nhất, những người bị suy nhược cơ thể và tâm thần phải chịu nhiều tác động xấu hơn. Các cuộc nghiên cứu đã chỉ rõ ảnh hưởng của các thiên thể đối với chúng ta. Chúng đã gây ra những mất quân bình về kích thích tố và các chất lỏng và nắm một vai trò quan trọng trong việc tạo ra các bệnh thể xác và các hành vi bất bình thường về tâm lý. Các tuyến và kích thích tố sinh lý trong cơ thể chúng ta là nguyên nhân tâm - sinh - lý của một số biểu hiện tâm trí được gọi là “virttis” (vi-ti), chẳng hạn như sợ hãi, tham lam, thù hận, đam mê và giận dữ .v.v... Nếu những tuyến này bị mất quân bình, các chất nội tiết sẽ trở thành bất bình thường, thí dụ như các trạng thái cao hoặc thấp đưa đến các biểu hiện bất bình thường hoặc là “virttis”. Nhiều trạng thái virttis này có thể bị tác động bởi thuỷ triều sinh học của mặt trăng, chủ yếu là do những nhiễu loạn hấp lực.
Còn có những lực khác cũng gây ra bất quân bình tâm - sinh - lý. Da của thân thể chúng ta là một màng bán thấm, cho phép các lực điện từ di chuyển theo hai chiều để tạo một thế cân bằng động lực. Licher đã nói “mỗi xung đột thần kinh sinh ra một lượng năng lực nhỏ, mỗi tế bào giống như một hệ thái dương cỡ nhỏ đều có điện từ trường mờ yếu của nó. Có thể các lực điện từ lớn phát sinh từ các thiên thể đã tác động đến thế quân bình của thế giới các tế bào vi-ti. Khi thuỷ triều lên rất cao, hoạt động điện từ ở vùng lân cận cũng gia tăng do các bức xạ điện từ được bắn đi từ mặt trăng. Tình trạng này kích thích hệ thần kinh và làm yếu các dây thần kinh. Khi nghiên cứu một số bệnh suy nhược thần kinh, Lieber đã ghi nhận việc tái xuất hiện các triệu chứng suy nhược, nôn nao, mất ngủ và tim đập nhanh trong các ngày thuỷ triều lên cao.
Người ta cũng thường nhận thấy các cơn đau do sán kim gây ra nhiều nhất là vào các ngày thuỷ triều dâng cao và tác động xảy ra từ thời gian Ekadashi đến các ngày trăng non và trăng tròn.
Trai giới trong thời kỳ Ekadashi bao gồm cả nhịn ăn và nhịn uống, như thế mới tạo ra được một khoảng trống trong đường tiêu hoá để chống lại sức thu hút của mặt trăng. Cũng cần để ý là tác động thuỷ triều mạnh nhất trong suốt thời gian từ kỳ Ekadashi đến lúc trong tròn và trăng non. Phải mất ba ngày cơ thể mới lấy lại được mức chất lỏng bình thường sau một ngày nhịn ăn hoặc uống. Vì vậy, tác dụng đối kháng của trai giới kỳ Ekadashi sẽ tồn tại hầu như suốt giai đoạn thuỷ triều lên.
Nhờ tác dụng quân bình này, việc nhịn ăn uống tạo được nhiều lợi ích cho cả cơ thể và tâm trí. Lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất là duy trì thế quân bình của kích thích tố và các chất nội tiết khác trong các tuyến và tế bào giúp sự điều khiển chức năng của tất cả cơ quan, các thay đổi hoá học, sự tăng trưởng của các tế bào và các chuyển hoá sinh học khác.
Mọi người trên 12 tuổi nên thực hiện trai giới vào thời kỳ Ekadashi. Trai giới vào các ngày trăng tròn và trăng non mang lại những kết quả tốt hơn. Việc bắn phá của các lực điện từ vũ trụ vào các tế bào nhỏ bé của chúng ta sẽ bị giảm hoặc không có tác dụng nào hết, nhờ vậy thế quân bình sẽ được đảm bảo hữu hiệu hơn.
Qua các thử nghiệm, người ta đã thấy các bệnh nhân suy nhược thần kinh được chữa khỏi nhờ các kỳ trai giới có hệ thống này. Nhiều trạng thái bất bình thường của tâm trí mà nhiều người trên thế giới ngày nay vấp phải sẽ giảm bớt. Sự kích thích tính dục quá độ, giận dữ, sợ hãi, tham lam và đam mê v.v... sẽ được thăng hoa nhờ các kỳ trai giới này. Ngay cả bệnh huyết áp cao cũng có thể bị chế ngự một cách hữu hiệu. Nhiều người sợ rằng nhịn ăn sẽ làm họ suy nhược. Đây là một nỗi sợ hãi không đúng. Nhịn ăn một ngày sẽ làm cho bộ máy tiêu hoá được nghỉ ngơi, do đó sẽ giúp cho bộ máy này hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Hơn nữa, trai giới vào kỳ Ekadashi còn có ý nghĩa đặc biệt đối với những người tập Thiền. Nó giúp chuyển biến các hoá chất của cơ thể thành những chất tinh tế như phần ngoại chất (citta) của trí não và còn lên những mức độ cao hơn nữa.
Ekadashi không phải chỉ có nghĩa nhịn ăn, uống mà còn có một ý nghĩa tinh thần nữa: sống tiếp cận với Đấng Thiêng Liêng. Muốn đạt được trạng thái này, ta phải lánh xa các hoạt động hướng ngoại của ngũ quan và trụ vào ý niệm ý Thức Vũ Trụ. Nhờ triệt để trai giới vào ngày Ekadashi cùng với việc trụ vào những ý niệm thiêng liêng, một người khát vọng sẽ có thể giữ cho mình lành mạnh cả thể xác lẫn tâm trí hầu thành đạt được mục tiêu của cuộc sống.

Sau đây là vài điểm thực tiễn cần ghi nhớ khi nhịn ăn:
1. Không được ăn nhiều trước và sau khi nhịn ăn.
2. Nhịn ăn quá độ cũng có thể nguy hiểm, mặc dầu có một số người cần nhịn ăn lâu để chữa bệnh.
3. Cách tốt nhất để chấm dứt một kỳ nhịn ăn là uống một ly nước gạo lứt rang. Sau đó nên ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu.

Để nghiên cứu những bí ẩn về ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người, ý nghĩa của ngày Ekadashi và việc nhịn ăn trong những ngày đó quan trọng như thế nào. Mời các bạn đọc phần tư liệu tham khảo mà chúng tôi mới nhận được:
Từ ngàn xưa, các nhà chiêm tinh, các nhà sử học, các nhà triết học đều để tâm nghiên cứu về sự liên quan giữa các pha của mặt trăng và các sinh vật sống trên quả đất cũng như các hiện tượng trên qủa đất. Ngày nay, khoa học đã chứng minh được sự liên quan ấy, dù rằng mặt trăng cách xa quả đất chúng ta ở khoảng 384 400 km. Từ lâu con người đã đặt ra tuần lễ. Tuần lễ quả thật là thần diệu, nó có thể xem như là1/4 phần của chu kỳ giao hội quay của mặt trăng hay của tháng. Mặt trăng bao gồm bốn pha chính, đó là trăng non, trăng đầu, trăng rằm và trăng cuối tháng. Điều kỳ lạ mà khoa nội tiết học đã khám phá mới đây là một số chất nội tiết trong cơ thể thường thay đổi theo nhịp của tuần lễ một cách hết sức chặt chẽ. Sự liên quan ấy theo các nhà nghiên cứu xưa và nay về vấn đề này đều quy vào mặt trăng. Mặt trăng có tác dụng thu hút (hấp lực) mạnh đối với quả đất hơn mặt trời vì mặt trăng gần quả đất hơn. Đối với thủy triều ở biển thì chính mặt trăng đã gây nên thủy triều dâng cao. Sức hút ấy chiếm 70% (còn mặt trời chỉ 30% thôi).
Ngày nay các nhà khoa học đã phải công nhận rằng quả thật là có nhịp hàng tháng hoặc sự tác động hàng tháng lên cơ thể sinh vật. ở con người, phụ nữ là dễ thấy hơn cả. Từ năm 1890, một vị thầy thuốc dưới thời Nga Hoàng đã phát hiện ra rằng cơ thể phụ nữ có liên hệ mật thiết với mặt trăng và theo chu kỳ hàng tháng. Một thí dụ điển hình là chu kỳ kinh nguyệt xảy ra mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ và chu kỳ này cứ lập đi lập lại tháng này sang tháng nọ. Khi công nhận rằng có nhịp hàng tháng tức là công nhận có sự liên quan ảnh hưởng của mặt trăng lên cơ thể con người.
Năm 1959, hai bác sĩ Hoa Kỳ là Manaker A và ManakerV. đã đưa ra nhận xét rằng những ngày trăng tròn thường phù hợp với sự rụng trứng, sự thụ thai. Hai ông đã theo dõi và phân tích số liêu ngày tháng từ 250 000 ca sinh nở để đi đến kết luận ấy. Năm 1973, các nhà nghiên cứu khác của Hoa Kỳ cũng tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, và để kết quả được khá chính xác hơn, họ phân tích, nghiên cứu và theo dõi hơn nửa triệu ca sinh nở khác ở Hoa Kỳ. Kết luận sau cùng đưa ra là “sự rụng trứng phần lớn trùng vào lúc trăng tròn”.
Mới đây, một số bác sĩ ở tiểu bang Florida đã khám phá ra rằng những ca mổ trùng vào ngày trăng rằm (trăng tròn) thường chảy máu nhiều sau mỗi lần mổ. Xác suất thống kê cho thấy trường hợp này chiếm tỷ lệ rất cao, đến 82%.
Nhà khoa học Pháp là Liber và Sherin đã khẳng định rằng: các sinh vật sống trong môi trường luôn luôn bị môi trường tác động nhưng các sinh vật ấy còn bị mặt trăng (và cả mặt trời) tác động lên nữa. ở trẻ sơ sinh, khi chúng bú sữa xong nếu ảnh hưởng của lực tác đụng của mặt trăng lên quả đất mạnh thì dễ gây nên hiện tượng “ọc sữa” vì sức hút của mặt trăng sẽ nâng, hút sữa trong dạ dày đứa bé lên giống như tạo sức hút lên nước biển vậy. Hiện tượng “triều lên”, “triều xuống” ở quả đất ngày nay ai cũng biết là do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng gây nên.
Riêng về sự ion hoá khí quyển cũng như hiện tượng điện từ ngày nay đã cho thấy có sự đổi thay tuỳ theo pha của mặt trăng.
Ảnh hưởng của mặt trăng lên quả đất và con người nay đã thấy rõ, nhưng điều làm mọi người lo ngại nhất ấy là vấn đề tội ác. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vũ trụ đã cho rằng: sự hung bạo ở con người thường phát sinh mạnh hơn do tác động của một số hành tinh trong vũ trụ lên cơ thể các sinh vật trên quả đất. Theo A.Liber thì cơ thể con người có đến 80% là nước, khi trăng tròn, lực tác động mạnh của mặt trăng lên lượng nước ấy làm xáo trộn mọi hoạt động sinh lý vả tâm tính ở con người. Vì thế sự suy nghĩ, cân nhắc bị lệch lạc, dễ gây ra những hành động sai lầm. Riêng về não bộ, dịch não tuỷ cũng bị sức hút của mặt trăng tác động khiến cho trung tâm thần kinh dễ bị tổn thương sai lệch. Từ lâu các nhà viết tiểu thuyết thường mô tả những cảnh rùng rợn dưới ánh trăng, có thể đây là một sự trùng hợp. Tuy nhiên qua sự tính toán của cảnh sát Nhật và ở Hoa Kỳ thì bạo lực và tội ác thường xảy ra vào những đêm trăng tròn.
Các dữ kiện khoa học cho thấy việc nghiên cứu những ảnh hưởng chiêm tinh học này (thông qua sự ảnh hưởng của mặt trăng, mặt trời….) rất đáng được các nhà thực vật học cũng như động vật học quan tâm. Hàng ngàn năm nay con người đã nhìn thấy ảnh hưởng của kỳ trăng khuyết và trăng tròn đến cuộc sống của con người và thực vật. Người nguyên thuỷ làm lễ thờ cúng mặt trăng vào thời điểm đó họ tổ chức lễ hội linh đình và nhảy múa cuồng nhiệt. Nhiều điều và những hiện tượng siêu nhiên được coi là có liên quan tới ngày này, hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều nông dân chỉ gieo hạt vào những ngày trăng tròn.
Một số hiện tượng sinh học hấp dẫn cũng có thể giải thích bằng chiêm tinh học. Ví dụ, các nhà nghiên cứu về biển tìm thấy một giống trai có hai mùa sinh sản mỗi năm vào kỳ trăng tròn tháng năm và trăng tròn tháng mười một. Một giống san hô ở úc Châu có ba giai đoạn sinh sản, giai đoạn thứ nhất vào lúc trăng non (thượng tuần) của các tháng từ tháng mười hai đến tháng tư, giai đoạn thứ nhì vào lúc trăng tròn của tháng bảy và tháng tám, giai đoạn thứ ba vào kỳ trăng mới chuyển sang tròn của tháng năm và sáu. Loài giun biển Palolo, được người dân đảo Samoa và đảo Fỵi dùng làm thực phẩm, rời quê hương của chúng trong các rặng san hô bơi vào bờ của hai đảo này thành những đàn đông vô kể hai lần mỗi năm, trong tháng mười và trong tháng mười một, và trong hai ngày liền, “vào bình minh ngày có trăng bán nguyệt hạ tuần và vào bình minh ngày hôm trước.” Trong năm nhuận âm lịch loài giun này cũng biết điều tiết cho đúng tháng dương lịch, và các nhà nghiên cứu không thể giải thích được những điều kỳ lạ này.
Mặt trăng cũng có ảnh hưởng đối với các sinh vật biển khác như loài cá vùng biển sâu đi vào vùng bờ biển cạn hay vùng nước ngọt ở cửa sông và trong sông để sinh sản theo chu kỳ trăng. Chu kỳ sống của các loài động vật khác cũng cho thấy co ảnh hưởng chiêm tinh học. Mỗi năm vào ngày mười chín tháng ba, một loài chim én ở California bay về tổ sau thời gian trú đông ở miền nam, và chúng sẽ bay đi vào ngày hai mươi ba tháng mười.
Loài người này nay không nghi ngờ gì hiệu ứng cuả các vết đen trên mặt trời đối với từ trường và khí hậu trái đất, hay sức hút của mặt trăng gây ra thủy triều và có ảnh hưởng tới mặt đất. Người Phương Đông, cụ thể là người Việt Nam ta đã từ lâu kết luận được sự ảnh hưởng của mặt trăng và chu kỳ con nước tới việc làm ăn và sinh sản thế nào qua lời ca dao:

"Phải ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con."

Hay trong câu sau cho thấy việc sinh sản của người bị kỳ trăng tác động sẽ như thế nào:

"Trai mùng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này."

Nghĩa là những cô gái chàng trai nào sinh vào ngày mùng một hoặc chính vào ngày rằm thì thường là ghê gớm, đáo để và khó nuôi !
Theo sự nghiên cứu của giáo sư OHSAWA thì những nhà cách mạng hay sinh vào tháng 5. Còn những nhà triết học, tư tưởng hay sinh vào tháng 10.
Người Roman cổ xưa biết rõ rằng bệnh điên thường gây ra bởi mặt trăng “lunancy” (chứng điên rồ) xuất xứ từ tiếng Latinh “luna” (mặt trăng). Các nhà Yoga đã sớm khám phá ra những ngày này gọi là ngày Ekadashi (ba ngày trước khi trăng khuyết và trăng tròn, tức là 3 ngày trước rằm và mùng một), và cho rằng người ta dễ bị rối loạn cảm xúc vào những ngày này. Các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng trong tháng có hai ngày mà sự rung động điện tử của cơ thể thay đổi tận gốc, đó là thời điểm trước trăng tròn và trước trăng mọc ba ngày, hai thời điểm này trong tháng có sự khác biệt rõ rệt về điện lực giữa sự dao động điện tử ở rốn và não. Các nhà khoa học thắc mắc tại sao hai ngày đặc biệt đó lại có sự thay đổi như vậy. Nhưng những bậc thầy Yoga đã hiểu rõ ý nghĩa của những ngày này và thường nhịn ăn vào thời gian đó. Nhiều người trong suốt giai đoạn này có thể bị kích thích, bồn chồn, bực tức, còn những người nhịn ăn không uống nước trong ngày đó sẽ thấy rằng trí não của họ trở lại thăng bằng và bình tĩnh".

Qua bài viết trên thì chúng ta thấy ảnh hưởng của mặt trăng tác động rất lớn lên cuộc sống con người. Nhưng khái niệm ngày con nước trong Âm lịch thì đó là một quan niệm thuần Việt. Trung Hoa không có lịch này.
Xuất phát từ ngày xưa nước ta là nước thuần nông. Công việc trồng trọt, canh tác của người dân bị sự ảnh hưởng lớn từ nguồn nước "Nhất nước, nhì phân tam cần, tứ giống ". Bởi vậy việc nắm bắt được qui luật của "con nước" là rất quan trọng.
Những ai ở miền đồng bằng, nếu để ý sẽ thấy rõ mực nuớc sông, ruộng trong những ngày con nước có sự thay đổi rõ rệt: nước có lên - có xuống hay có lớn - có ròng.
Qua thống kê, tổng hợp rút và ra qui luật ông cha ta đã tìm ra những ngày con nước. Do ảnh hưởng của mặt trăng đến hoạt động trên trái đất. Trong đó có sự lên xuống của mực nuớc ở các sông suối ao hồ.
Qui luật +14 minh chứng cho ảnh hưởng của mặt trăng đến tráí đất. Vì 14 ngày là 1 chu kỳ tròn dần hay mỏng dần của mặt trăng

"Mồng một lưỡi trai
Mồng hai lá lúa
Mồng ba câu liêm....
Mười rằm trăng náu....."

Chúng tôi đã sưu tầm được bảng lịch “Ngày con nước” như sau:

Tháng 1+ 7 : ngày 5 - 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.

Đây là bảng lịch của ngư dân vùng biển Đồ Sơn áp dụng từ xưa đến nay để đi biển, khai thác sò, cáy trên các bãi bồi. Riêng tháng 2+8 do tính chất tháng thiếu đủ nên có thêm bớt 1 ngày nữa là 29 ( cách với ngày trước đó có 12 ngày, nhưng ngày kế tiếp của tháng sau vẫn cách là 14 ngày. Một năm có 26 ngày cố định, ko thay đổi so vơi trường hợp tháng thiếu ngày.

Nhận xét :
1- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
2- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy : cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
3- Các ngày đó toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Theo như bảng này thì ngày con nước trong một năm có 26 ngày.
Trong qúa trình sưu tầm tìm hiểu chúng tôi còn phát hiện một lịch “Ngày Con nước “ lưu truyền trong dân gian như sau:

Dị bản thứ nhất:
- Tháng giêng + 7: 5 - 19
- Tháng hai + 8: 3 - 17
- Tháng ba + 9 (Tháng Thìn – Tuất): 12 - 27
- Tháng tư + 10:12 - 25
- Tháng năm + 11: 9 - 23
- Tháng sáu + 12: 7 – 21

Dị bản thứ hai:
Bài này nói về giờ nước kém cho dân đi câu biển bày nhau :

" Tháng giêng, tháng bảy phân minh
Mồng năm, mười chín, thìn sinh tị hồi.
Tháng tám cho lẫn tháng đôi (Tháng Hai)
Mồng ba mười bảy tị lai, ngọ hoàn
Tam(3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền
Ngày hai mươi chín nước liền thụ thai
Mười ba sinh con thứ hai
Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào.

Tháng tư đối với tháng mười.
Sinh con mười một cùng thời hăm lăm.
Tháng một (11) chi khác tháng năm
Đã tường mồng chín, chớ nhằm hăm ba
Tháng sáu, tháng chạp suy ra
Mồng bảy, hăm mốt ấy là nước sinh"

Nhận xét : Bài này cũng có sự khác biệt ở chữ màu xanh .
Xin đưa lên để bạn đọc tham khảo.

--------------------
* Chú thích: Tháng nhuần cách tính không khác so với tháng trước đó . Chỉ có về giờ lệch nhau sớm, muộn vài tiếng

Linh Trang và Công Minh

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương

url: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Ngay-con-nuoc/23/401/



Chia sẻ cho mọi người: Gửi mail  |  ghi nhớ
# đăng bởi: Linh Trang  |  có 147  thảo luận về bài viết này

Các thảo luận đã được đăng


Tham gia ý kiến

Tiêu đề (bắt buộc nhập)
 
Tên của bạn (bắt buộc nhập)
 
Website của bạn
Hãy nhập Số màu tím vào ô bên cạnh:   994   
 để giúp chúng tôi chống lại việc đăng thảo luận bằng máy
Ý kiến thảo luận (bắt buộc nhập)  



 


Thiết kế website |  Cửa hàng điện nước |  Phần mềm SEO Website |  Liên hệ đặt LINK QC